Theo truyền thuyết, Tôn Ngộ Không sinh ra từ một hòn đá và đã học được nhiều thần thông biến hóa và võ công (hầu quyền). Tôn Ngộ Không biết được 72 phép biến hóa (Thất thập nhị huyền công – Địa Sát), gấp hai lần số phép của Trư Bát Giới (36 phép thiên cang), con lợn (heo) yêu quái cũng là đệ tử của Tam Tạng. Ở thời kỳ đỉnh cao, ông đã từng một mình chống nhiều thiên binh thần tướng hàng đầu của Thiên Đình, đánh ngang ngửa Nhị Lang Thần, và suýt nữa là phá nát Thiên Cung nếu không có Phật Tổ can thiệp.
Ngộ Không được trường sinh bất lão, có phép đổi hình, có thể bay lộn trên mây (Cân đẩu vân), lộn một vòng bay được 10 vạn 8 ngàn (108 000) dặm và có một cây gậy “Như ý Kim Cô bổng” (hay Định Hải Thần Châm) có thể thay đổi kích thước, được đặt sau tai Ngộ Không, hay được dùng để đập yêu quái. Cây gậy này được Ngộ Không “cướp” từ Đông Hải Long Vương.
Gậy như ý là vũ khí chính của Ngộ Không, tương truyền nó nặng Một vạn ba ngàn năm trăm (13 500) cân (6750 kilogram), có thể dài ngắn vô hạn và có thể biến hình, phân thân được. Ngộ Không cũng cướp được một số bảo bối khác từ Đông Hải Long Vương và các Long Vương khác như áo giáp, giày bằng kim cang huyền thiếc. Ngộ Không có thể tùy thích gọi ra bộ giáp này để ra oai.
Về sau, Ngộ Không còn nhận được 3 chiếc lá dương liễu thần từ Quan Âm Bồ Tát và một món “quà” khác mà Ngộ Không chẳng hề muốn là chiếc Vòng Kim Cô gây đau đầu mỗi khi Đường Tam Tạng niệm chú Kim Cô. Chiếc vòng này biến mất khi Ngộ Không thành Phật.
Tôn Ngộ Không học được phép thuật từ Bồ Đề Tổ Sư; Tổ Sư đã đặt cho con khỉ này tên “Ngộ Không”. Khi họ chia tay, Bồ Đề Tổ Sư biết trước rằng Ngộ Không sẽ làm nhiều chuyện không hay nên đã căn dặn Ngộ Không không được cho ai biết sư phụ là ai.
72 phép thần thông biến hóa của Tôn Ngộ Không bao gồm:
- Thông U: Phép này giúp Tôn Ngộ Không có thể tự do đi lại giữa 2 cõi sống chết Địa ngục và Dương gian.
- Khu Thần: Giúp Tôn Ngộ Không dễ dàng qua mặt thần linh. Tất nhiên phép này không có mấy tác dụng đối với những thần bậc cao. Đặc biệt là Nhị Lang Thần Dương Tiễn.
- Đảm Sơn: Tôn Ngộ Không có thể “gánh núi” hoặc bị đè dưới núi mà không chết suốt 500 năm cũng nhờ phép này.
- Cấm Thủy: là phép giúp người dùng có thể rẽ nước mà đi nhưng không hỗ trợ chiến đấu lắm, nếu dưới nước thì Ngộ Không thủy chiến chưa thắng được Sa Tăng.
- Tá Phong: Phép tận dụng sức mạnh của gió.
- Bố Vụ: Phép gọi mây.
- Kỳ Tình: Phép gọi nắng.
- Đảo Vũ: Ngoài gọi nắng ra thì bộ phép này còn có thể cầu mưa.
- Tọa Hỏa: Đây là lý do Tôn Ngộ Không bình thường chẳng bao giờ sợ lửa cả. Nhưng nếu là lửa đặc biệt như “Tam muội chân hỏa” của Hồng Hài Nhi, thì cũng không có tác dụng.
- Nhập Thủy: Nhờ có thuật pháp này mà Tôn Ngộ Không có thể dễ dàng đi lại dưới nước.
- Yểm Nhật: Câu nói “1 tay che cả bầu trời” là minh họa dễ hiểu nhất đối với phép này.
- Ngự Phong: Thuật cưỡi gió cưỡi mây.
- Chử Thạch: Thuật luyện tiên đan.
- Thổ Diệm: Thuật phun ra lửa.
- Thôn Đao: Thuật nuốt đao, nuốt kiếm.
- Hồ Thiên: Phóng to thu nhỏ đồ vật tùy thích.
- Thần Hành: Xuất hồn di chuyển khỏi thể xác trong một thời gian nhất định.
- Lý Thủy: Đi lại trên mặt nước.
- Trượng Giải: Có thể thoát xác để chạy trốn khỏi kẻ thù mạnh.
- Phân Thân: Cái này đã quá quen thuộc với chúng ta, tạo ra nhiều phân thân gây hỗn loạn địch.
- Ẩn Hình: Nói đơn giản là thuật tàng hình.
- Tục Đầu: Ngộ Không dám mạnh miệng cá cược chặt đầu không chết, mọc đầu mới chính nhờ phép này.
- Định Thân: Điểm huyệt.
- Trảm Yêu: Pháp thuật này giúp cho Tôn Ngộ Không tiêu diệt một số tên yêu quái không có thân thể thực.
- Thỉnh Tiên: Thuật thỉnh mời thần tiên tới giúp, nhưng sử dụng được không phụ thuộc vào tâm tính và tầng thứ của người dùng.
- Truy Hồn: Thuật pháp giúp Ngộ Không dễ dàng nhìn thấy hồn phách của người khác.
- Nhiếp Phách: Truy đuổi và triệt tiêu tận gốc những kẻ địch nguy hiểm.
- Chiêu Vân: Gọi mây.
- Thủ Nguyệt: Bắt mặt trăng.
- Ban Vận: Di chuyển đồ vật bằng ý nghĩ.
- Giá Mộng: Khiến đối phương chìm sâu vào cơn ác mộng.
- Chi Ly: Các bộ phận trên cơ thể tách rời mà không gặp phải bất kỳ vấn đề gì.
- Ký Trượng: Thuật pháp này giúp cho người dùng có thể “ký gửi” nỗi đau lên thân thể người khác hoặc vật khác.
- Đoạn Lưu: Cắt đứt dòng chảy của sông nước.
- Nhương Tai: Dùng pháp thuật để đẩy lùi tai ương trước mắt.
- Giải Ách: Giúp thoát khỏi khó khăn, nguy hiểm đang gặp.
- Hoàng Bạch: Hóa đá thành vàng.
- Kiếm Thuật: Có thể sử dụng kiếm thuật một cách thành thạo.
- Xạ Phúc: Nhìn xuyên thấu.
- Thổ Hành: Chính là phép độn thổ, đi lại trong lòng đất.
- Tinh Số: Giúp người dùng nhìn thấy trước vận mệnh thông qua việc chiêm tinh.
- Bố Trận: Trong “3 lần đánh Bạch Cốt Tinh”, Tôn Ngộ Không đã vẽ một vòng tròn xung quanh Đường Tăng khiến cho yêu quái không thể lại gần. Đây chính là thuật pháp ngăn cách và xua đuổi yêu quái khỏi giới hạn được đặt ra.
- Giả Hình: Biến hóa thân thể thành người hoặc vật bất kỳ.
- Phún Hóa: Dùng phép thuật khiến cho vạn vật biến hóa theo ý muốn.
- Chỉ Hóa: Dùng ngón tay để biến hóa đồ vật.
- Thi Giải: Thoát xác trong nháy mắt, chỉ để đồ vật trên người như quần áo, gậy hay kiếm.
- Di Cảnh: Thuật ngụy trang, hay còn được coi là tạo ảo giác.
- Chiêu Lai: Có thể dễ dàng điều khiển vật nào đó đang ở xa bay tới gần.
- Nhĩ Khứ: Khiến cho đồ vật quay trở lại theo ý muốn.
- Tụ Thú: Điều khiến các loại dã thú.
- Điều Cầm: Có thể thuần hóa các loài chim muông.
- Khí Cấm: Nhịn thở mà vẫn sống được.
- Đại Lực: Tăng cường sức khỏe, giúp Tôn Ngộ Không có thể dễ dàng nhấc Kim cô bổng nặng tới 13,500 kg.
- Thấu Thạch: Đi xuyên qua đá.
- Sinh Quang: Hai mắt có thể phát ra một luồng sáng cực mạnh.
- Chướng Phục: Thuật luyện nội đan
- Đạo Dẫn: Chỉ đường dẫn lối chuẩn xác.
- Phục Thực: Có thể nuốt bất kỳ vật gì vào bụng mà không hề hấn gì cả.
- Khai Bích: Có thể đi xuyên tường.
- Dược Nham: Thuật nhảy cao.
- Manh Đầu: Mọc thêm đầu mới.
- Đăng Sao: Lấy được đồ vật trong nháy mắt.
- Hát Thủy: Bụng không đáy, uống bao nhiêu nước cũng được.
- Ngọa Tuyết: Nằm trong tuyết lâu mà không sợ bị lạnh hay chết cóng.
- Bạo Nhật: Giống như trên nhưng là phơi nắng.
- Lộng Hoàn: Bắt mạch, kê đơn, trị bệnh.
- Phù Thủy: Tôn Ngộ Không tạo bùa, đốt rồi hòa vào nước, để trị được bệnh.
- Y Dược: Chế ra thuốc.
- Tri Thì: Xác định được thời gian bất kỳ chính xác
- Thức Địa: Xác định được địa điểm bất kỳ chính xác.
- Tị Cốc: Thuật hấp thụ linh khí của trời đất để tẩm bổ cho cơ thể. Nhờ đó có thể sống mà không cần ăn uống
- Yểm Đảo: Tấn công kẻ địch bằng những cơn ác mộng.